Thể thao Việt Nam: từ Ashgabat tới Palembang

Đại hội thể thao trong nhà và châu Á (AIMAG) 2017 đã là cơ hội để chúng ta thẩm định phần nào sức mạnh của các đối thủ để hướng tới cho Đại hội thể thao châu Á (ASIAD) năm 2018, đặc biệt ở nhóm môn võ.

Nhiều VĐV võ, vật của Việt Nam dự AIMAG 2017 được cơ hội tích lũy trước khi nhắm tới ASIAD 2018. Ảnh: H.BÌNH
Nhiều VĐV võ, vật của Việt Nam dự AIMAG 2017 được cơ hội tích lũy trước khi nhắm tới ASIAD 2018. Ảnh: H.BÌNH
Đủ để nắm tình hình?
Tại AIMAG 2017 ở Ashgabat (Turkmenistan) vừa qua, nhiều môn võ, vật đã được tổ chức tranh tài như jujitsu, sambo, muay, kick-boxing, taekwondo, vật... Tại các môn võ trên, chúng ta không cử VĐV thi đấu sambo còn lại đều góp mặt và đạt được huy chương. Trong trò chuyện mới đây, Vụ trưởng Vụ thể thao thành tích cao 1 (Tổng cục TDTT) – ông Hoàng Quốc Vinh từng bầy tỏ quan điểm với đại ý, đã thi đấu cấp Đại hội thì quốc gia nào cũng có sự chuẩn bị và dù lực lượng VĐV là trẻ hay thiện chiến nhất thì ra tranh tài luôn hết mình vì màu cờ sắc áo.
Trưởng đoàn thể thao Việt Nam tại AIMAG 2017 – ông Trần Đức Phấn cũng từng khẳng định, chúng ta dựa trên thực tế thi đấu của VĐV Việt Nam và xem sự chuẩn bị của những đối thủ để biết được mình đang có khả năng như thế trước trước khi chuẩn bị cho AISAD 2018.
Sau đây 1 năm, đấu trường ASIAD 2018 diễn ra tại Palembang (Indonesia). Nhà tổ chức Đại hội này chỉ đưa vào thi đấu rất nhiều môn thuộc nhóm võ, vật gồm karatedo, judo, kurash, jujitsu, sambo, boxing, taekwondo, wushu, vật. Và như thế, thông qua cuộc đấu tại AIMAG 2017, những tuyển thủ Việt Nam của các môn jujitsu, kurash, taekwondo được tích lũy thêm để có cơ hội tiếp cận thành tích tại AISAD 2018.
Thân này ví xẻ làm tư
Trưởng bộ môn judo (Tổng cục TDTT) – ông Nguyễn Hữu An từng phân tích “nhóm các môn võ của chúng ta như judo, kurash, jujitsu, sambo sẽ không dễ giành kết quả cao khi đấu ASIAD 2018 vì nhóm các quốc gia như Turkmenistan, Iran, Kazakhstan, Mông Cổ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, UAE, Thái Lan... đều có VĐV mạnh từ hạng cân nhỏ tới lớn. Kết quả ở AIMAG 2017 đã phản ánh phần nào. Dù vậy, VĐV Việt Nam vẫn nỗ lực hết mình”.
Thể thao Việt Nam: từ Ashgabat tới Palembang ảnh 1 Nữ tuyển thủ Thanh Thủy đã đoạt HCV môn kurash tại AIMAG 2017. Ảnh: ĐỖ PHÚ
Giới chuyên môn hiểu rõ môn kurash, jujitsu hay sambo vốn xuất xứ từ võ judo. Do đó, tuyển judo Việt Nam sẽ là anh cả để “san sẻ” lực lượng cho những đội tuyển trên để đủ lực lượng đi đấu quốc tế. Tréo nghoe là các đội tuyển jujitsu, sambo, kurash Việt Nam từng thi đấu cấp Đại hội quốc tế và châu lục và giành HCV nhưng chúng ta chưa có giải VĐQG chính thống trong quốc nội. Việc chuẩn bị lực lượng theo giai đoạn thời vụ nhắm cho mục tiêu cụ thể trong thời gian ngắn.
Dĩ nhiên, đội tuyển judo quốc gia không thể “san sẻ” hết lực lượng tinh nhuệ nhất cho kurash, jujitsu hay sambo. Mặc dù, nhiều tuyển thủ như Đào Lê Thu Trang, Dương Thị Thanh Minh, Đào Hồng Sơn của võ jujitsu (vừa đoạt huy chương tại AIMAG 2017) hay Trần Thị Thanh Thủy, Đỗ Thu Hà (võ kurash) thi đấu ở Ashgabat mới đây vốn gốc tập luyện judo.
Năm ngoái khi tổ chức Đại hội thể thao bãi biển châu Á 2016 (ABG6) tại Đà Nẵng, thể thao Việt Nam giành 4 HCV võ kurash bãi biển, 1 HCV sambo bãi biển, 1 HCV jujitsu bãi biển và lực lượng VĐV các môn đấu trên đều gốc chính là tuyển thủ judo. Lúc đó, người giành HCV duy nhất cho tuyển sambo Việt Nam là gương mặt nổi danh của judo chúng ta – Nguyễn Thị Như Ý.
Có thể, lực lượng VĐV ở AIMAG 2017 của các quốc gia chưa phải nòng cốt nhất nhưng với các đội tuyển võ, vật Việt Nam, chúng ta được cơ hội tích lũy thêm kinh nghiệm thực tế tốt qua thi đấu. 
Bốn năm trước tại ASIAD 2014 diễn ra ở Incheon-Hàn Quốc, thể thao Việt Nam chỉ giành được 1 HCV do công của VĐV Dương Thúy Vi (võ wushu). Xa hơn, tại ASIAD 2010 ở Quảng Châu (Trung Quốc), chúng ta có duy nhất 1 HCV từ VĐV Lê Bích Phương (võ karatedo). Vị thế của VĐV võ, vật vẫn quan trọng cho thể thao Việt Nam trong đấu trường ASIAD và tại đấu trường này năm 2018, cơ hội tranh HCV nhóm môn võ, vật là có triển vọng.

Tin cùng chuyên mục