Tháng Ramadan với 7 đội tuyển dự World Cup

Khi World Cup 2018 bắt đầu ở Nga, tháng Ramadan của người theo đạo Hồi cũng dần kết thúc. Với quy định người lớn phải ăn chay vào ban ngày, Ramadan mang đến nhiều thách thức cho 7 đội tuyển tham dự World Cup năm nay.

Các tuyển thủ Saudi Arabia vẫn tập luyện và thi đấu bình thường trong tháng Ramadan.
Các tuyển thủ Saudi Arabia vẫn tập luyện và thi đấu bình thường trong tháng Ramadan.

Saudi Arabia

Saudi Arabia là đội bóng gặp nhiều khó khăn nhất trong tháng Ramdan. Họ sẽ chơi trận ra quân  với đội chủ nhà Nga và căn cứ của họ ở St. Petersburg phải trải qua… 18 giờ ban ngày. Để giải quyết khó khăn này, các nhà chức trách Saudi Arabia đã cấp một giấy phép hoãn thời gian thực hiện tháng Ramadan cho cho các cầu thủ.

Iran

Tại Cộng hòa Hồi giáo Iran, không có nhiều phàn nàn về tác động của Ramadan tới thể thao. Thậm chí, tổng thống Hassan Rouhani còn nói: “Tháng Ramadan là dịp giúp các cầu thủ rèn luyện về sự kiên nhẫn và sức chịu đựng”. Theo quy định ở Iran, các cầu thủ sẽ ăn chay cho đến trận gặp Morocco vào thứ Sáu.

Morocco

Trong số tất cả đội tuyển phải đối mặt với Ramadan, Morocco tỏ ra thận trọng nhất. Tháng ăn chay của họ kết thúc vào tối thứ Sáu ngay sau trận đầu tiên với Iran, nhưng cả đội tuyển lẫn hội đồng tôn giáo cấp cao của họ đều chuẩn bị kỹ lưỡng để tránh ảnh hưởng đến thể lực các cầu thủ.

Tunisia

Trái với tuyển Iran, đội hình dự World Cup của Tunisia đang gặp khó khăn với tháng ăn chay Ramadan. Trung vệ Wahbi Khazri nói: “Mọi công tác chuẩn bị thật phức tạp. Chúng tôi không thể ăn uống khi muốn trong thời gian này”. Trong trận giao hữu gần đây với Bồ Đào Nha, thủ thành Mouez Hassen gặp chấn thương nhưng việc điều trị đã phải diễn ra khi mặt trời lặn vì phải bù nước và cung cấp một lượng lớn glucose trong tháng Ramadan.

Thầy trò đội tuyển Tunisia trong tháng Ramadan.
Ai Cập

Đội tuyển Ai Cập thuê hẳn một chuyên gia dinh dưỡng để giảm thiểu những tác động của tháng ăn chay tới các cầu thủ. Nhưng kết quả không hoàn toàn khả quan, đội bóng không thắng được trận giao hữu nào trước giải đấu. Liên đoàn bóng đá Ai Cập thậm chí đã xác định các cầu thủ vẫn tập luyện và thi đấu bình thường trong tháng Ramadan.

Nigeria

HLV Gernot Rohr gặp ít khó khăn hơn các động nghiệp của mình ở châu Phi vì Nigeria là hỗn hợp các tôn giáo không đồng nhất. Bộ đôi hậu vệ người Hồi giáo Ahmed Musa và Shehu Abdullahi đều sẽ được cho nghỉ mặc dù Nigeria không thi đấu cho đến ngày 17-6. Huấn luyện viên người Đức cho rằng việc ăn chay sẽ khiến các cầu thủ khó lấy lại năng lượng trong thời gian ngắn như vậy.

Senegal

Là một quốc gia Hồi giáo đa số, Senegal cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự. Tuy nhiên, HLV Aliou Cissé - một người Hồi giáo - phát biểu: "Tôi chịu trách nhiệm về sức khỏe của các cầu thủ." Cissé không giải thích về cách ông dự định giải quyết vấn đề này, nhưng các cầu thủ đều đồng ý không ăn chay trước World Cup.

Tin cùng chuyên mục