Sòng phẳng với các đội Tây Á trong các pha ‘không chiến’

Chưa bao giờ người hâm mộ bóng đá Việt Nam đặt trọn niềm tin vào các tuyển thủ U23 sẽ thắng thế trong cuộc đấu tay đôi “trên cao” với các đối thủ tại VCK Giải U23 châu Á 2020.

Cầu thủ chạy biên Hồ Tấn Tài. Ảnh: ANH KHOA
Cầu thủ chạy biên Hồ Tấn Tài. Ảnh: ANH KHOA

Bởi nhìn vào dàn quân với nhiều thủ cao trên 1m80 mà HLV Park Hang-seo hiện có trong tay, giới mộ điệu tỏ ra yên tâm hơn trong các pha tranh chấp trên không. Điều vốn dĩ cầu thủ Việt Nam thường xuyên tht thế trước đây.

Bóng đá hiện đại, sức vóc và thể trạng được xem là mấu chốt quyết định đến chuyện thành bại của cả đội tuyển. Dưới “triều đại” của ông Park, các đội tuyển Quốc gia dần khắc phục điểm yếu bóng bổng. Nhà cầm quân người Hàn Quốc đã định hình được cách ghi bàn bằng đầu cho học trò, đồng thời chiếm khoảng không tốt nhằm giải vây cho cầu môn.

Bằng chứng ở SEA Games 30, U22 Việt Nam là đội bóng có thể hình thuộc dạng tốt và giỏi “không chiến” nhất. 1/3 trên tổng số 24 bàn thắng của thầy trò ông Park được thực hiện bằng “không chiến”.

Trong khâu phòng ngự, “Chiến binh sao vàng” chỉ 1 lần vào lưới nhặt bóng sau bàn thua bằng đầu. Nhưng tình huống thủng lưới trước Lào xuất phát trong thế trận dẫn trước đối thủ 6-0 và hàng thủ của U22 Việt Nam đã thi đấu chủ quan, bỏ theo người.

U22 Việt Nam khiến dàn cầu thủ cao to đến từ Singapore, Thái Lan lép vế. Cú đánh đầu thành bàn của Văn Hậu ở trận chung kết gặp Indonesia mở ra chiến thắng 3 sao của thầy trò ông Park. Thậm chí tờ Fox Sports đã nhận đinh: Không chiến giúp U22 Việt Nam giành HCV SEA Games 30.

Sòng phẳng với các đội Tây Á trong các pha ‘không chiến’ ảnh 1 Tiền đạo Tiến Linh, được xem là mẫu trung phong toàn diện hiện nay
Điều này giúp học trò của ông Park tự tin để hướng đến đấu trường châu lục, vốn khắc nghiệt hơn hoàn toàn. Ở đó, không chỉ sở hữu chiều cao tốt và đồng đều, các đối thủ CHDCND Triều Tiên, Jordan và UEA có kinh nghiệm dày dặn trong các pha tranh chấp tay đôi. Rõ ràng, họ mạnh mẽ và lì đòn hơn nhiều so với các đối thủ Đông Nam Á mà U23 Việt Nam từng chạm mặt.

Giống như SEA Games 30, trong tay chiến lược gia này vẫn có khoảng chục cầu thủ cao hơn 1m80, gồm: Tấn Tài (1m80), Tiến Dũng (1m81), Thành Chung (1m82), Tấn Sinh, Tiến Linh, Hoàng Đức (1m83), Trọng Đại (1m84), Văn Toản (1m85) và Đức Chiến (1m86). Một dàn cầu thủ với thể hình khá đẹp và không thua kém các đối thủ giúp U23 Việt Nam không còn e ngại về mặt ngoại hình và tự tin hơn trong “bóng bổng”.

Khi bước chân ra “biển lớn”, các cầu thủ Việt Nam thường lúng túng vì không biết theo kèm các cầu thủ cao to nào. Dẫn đến phải đón nhận những bàn thua dù biết trước nhưng không thể tìm cách giải quyết.

Nhưng mọi thứ đã khác ở thời điểm hiện tại. Thứ bóng bổng không còn là nỗi sợ của toàn đội mà ngược lại đã trở thành “vũ khí” tấn công lợi hại có thể làm xoay chuyển cục diện trận cầu. Với “người đặc biệt” như HLV Park Hang-seo, sẽ không ngạc nhiên nếu ông “lấy độc trị độc” với các đối thủ cao to ở bảng D sắp tới. 

Tin cùng chuyên mục