Quá tam ba bận

Nếu tính từ sau khi Henrique Calisto chủ động chia tay với bóng đá Việt Nam năm 2011 đến nay, chỉ trong vòng 6 năm, các đội tuyển quốc gia Việt Nam có đến 5 HLV trưởng, một con số đã nói lên tất cả về sự thiếu ổn định đến từ các quyết sách của lãnh đạo VFF.
Dưới thời HLV Miura, bóng đá Việt Nam đã tạo được những dấu ấn đáng nể ở sân chơi châu lục. Ảnh: HOÀNG MINH
Dưới thời HLV Miura, bóng đá Việt Nam đã tạo được những dấu ấn đáng nể ở sân chơi châu lục. Ảnh: HOÀNG MINH
HLV nội chỉ là giải pháp tình thế  
Xu thế chọn HLV nội đã bùng lên trong thời gian gần đây, đã có đến 3 nhà cầm quân người Việt đảm nhiệm vị trí thuyền trưởng từ năm 2012 và kết quả thì rất rõ ràng: Với HLV Phan Thanh Hùng, đội tuyển bị loại ngay từ vòng bảng AFF Cup 2012; người kế nhiệm là HLV Hoàng Văn Phúc thì đội U.23 bị loại từ vòng bảng SEA Games 2013. Đến triều đại của HLV Hữu Thắng thì cũng kết thúc bằng lý do tương tự, loại từ vòng bảng SEA Games 2017.
Để hình dung rõ hơn, cần phải thấy rằng kể từ sau chiếc HCB tại SEA Games 1995 đến trước giai đoạn sử dụng HLV nội, chỉ có đúng 2 lần bóng đá Việt Nam không vào được tốp 4 tại Đông Nam Á, đó là SEA Games 2001 với HLV Dido và AFF Cup 2004 với HLV Tavares. Đó là con số quá khiêm tốn so với những thành công nhờ sử dụng HLV nước ngoài mà tiêu biểu là tấm vé tứ kết Asian Cup 2007 của HLV Alfred Riedl cũng như đỉnh cao AFF Cup 2008 với “huyền thoại” Calisto.
Trong suốt hơn 2 thập niên qua, những gì mà các HLV nội làm được là vô cùng ít ỏi. Người thành công nhất lại là HLV Mai Đức Chung, người rất “mát tay” với đội tuyển nữ. Ông Chung đã từng đưa đội U.23 Việt Nam vô địch Merdeka Cup 2008 cũng như vào đến vòng 3 Olympic cùng thời gian. 
Đánh giá theo cảm tính

Đội U.22 Việt Nam lặng lẽ về nước

Tối 26-8, đội tuyển U.22 Việt Nam đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất sau khi bị loại sớm ở môn bóng đá nam. Một bầu không khí lặng lẽ chờ đón thầy trò HLV Nguyễn Hữu Thắng, trái ngược với sự cuồng nhiệt ngày trước đó khi đón đội tuyển nữ.
Chia sẻ tại sân bay, HLV Hữu Thắng nói: “Tôi đưa ra quyết định từ chức thật sự rất khó khăn. Phải nói đây là lứa cầu thủ rất tốt, có thể gắn bó với nhau một thời gian tương đối dài. Tôi nghĩ quyết định từ chức của tôi là rất hợp lý để có thể giúp bóng đá Việt Nam bước sang một trang mới”. 
Trong giai đoạn thất bại nặng nề của các HLV nội sau thời Calisto đến nay, bóng đá Việt Nam cũng đã có 2 HLV ngoại là F.Goetz và Toshiya Miura. Kết quả huấn luyện của họ đều không tệ: HLV F.Goetz ít ra cũng đưa được đội U.23 vào bán kết SEA Games 2001, còn với trường hợp của HLV T.Miura, ông này thậm chí còn có những thành công chẳng kém gì Calisto dù chỉ làm việc trong chưa đầy 2 năm: Vào tứ kết Asiad 2014, bán kết AFF Cup 2014, HCĐ SEA Games 2015, VCK U.23 châu Á 2016. 
Chưa hết, HLV Miura chính là người xây dựng nên bộ khung mới của các đội tuyển, bao gồm cả việc mạnh dạn sử dụng nhóm cầu thủ đến từ HA.GL để rồi HLV Hữu Thắng chỉ là người tiếp nhận. Chính vì thế, chẳng hiểu dựa trên cơ sở nào, VFF lại sa thải nhà cầm quân người Nhật Bản để quay lại chọn HLV nội dù biết rất rõ đó là một chọn lựa đi ngược xu thế.
Như vậy, sau khi HLV Hữu Thắng từ chức thì coi như bóng đá Việt Nam đã “quá tam ba bận” trong việc chọn HLV nội? Liệu bấy nhiêu đó đã đủ để các nhà quản lý rút ra bài học chưa?

Tin cùng chuyên mục