Mọi việc bắt nguồn khi hai cầu thủ trên nhận được lời mời từ CLB nữ Thái Nguyên cùng mức đãi ngộ tốt hơn nên đã chấp thuận ra đi và không ký gia hạn hợp đồng với Trung tâm Thể thao Thống Nhất. Đây là việc bình thường, thường thấy ở bóng đá. Nhưng với đặc thù bóng đá nữ thì chưa có tiền lệ và phía đơn vị chủ quản của đội nữ TPHCM cho rằng bóng đá nữ vốn chưa vận hành theo chuyên nghiệp, bóng đá nữ chưa có chuyện “tiền lót tay” như bóng đá nam và sẽ tạo thành tiền lệ xấu về sau.
Từ đó, Sở VH-TT TPHCM đã nhờ VFF phân xử vụ việc nhằm tránh tiền lệ các địa phương dùng tiền lôi kéo cầu thủ từ nơi khác. Chính việc xảy ra sự tranh chấp trên mà Mỹ Anh cũng không có tên tập trung đội tuyển nữ Việt Nam chuẩn bị cho SEA Games 31.

Cũng từ vụ việc này, VFF cần sớm ngồi lại với lãnh đạo các đội bóng để cùng hoàn thiện quy định pháp lý nhằm tránh thiệt thòi cho phía CLB đào tạo cầu thủ bởi việc đào tạo cầu thủ nữ là rất khó. Cần áp quy định tài chính với bên muốn nhận về, và nhất là cần thông thoáng để bản thân cầu thủ không bị thiệt thòi bởi lẽ bóng đá nữ vốn thu nhập không cao, nên rất cần những “cú hích” như vậy để họ phấn đấu.
Tin cùng chuyên mục

FIFA ấn định thời gian và địa điểm bốc thăm chia bảng VCK World Cup nữ 2023

Việt Nam đăng cai vòng loại bảng U17 châu Á 2023

Đội tuyển Việt Nam sẽ so tài cùng đội Afghanistan tại TPHCM

Quang Hải vào “khoác áo” CLB Cần Thơ

Xứng danh Quả bóng Vàng Việt Nam

AMY CUP: Xăng dầu Phước Hưng đăng quang vô địch, khép lại giải đấu đầy sôi động và thành công

HAGL chia tay AFC Champions League 2022 bằng chiến thắng

Futsal nữ Việt Nam kết thúc tập huấn nước ngoài, gia nhập ‘làng’ SEA Games 31

Đội Olympic Việt Nam sẽ dự phòng cho U23 Việt Nam ở SEA Games 31
