Khabib Nurmagomedov: 3.200 ngày bất khả chiến bại ở UFC, bắt đầu bằng đòn siết cổ tam giác vài chục USD và kết thúc bằng đòn siết cổ tam giác 3 triệu USD

Chuyến hành trình “bất khả chiến bại” của Khabib Nurmagomedov đi rất nhiều nơi trên thế giới, bắt đầu từ Poltava (Ukraine), rồi trải dài đến khắp nước Nga, băng qua bên kia đại dương đến Mỹ, Brazil, Canada và hồi kết ở Trung Đông có tổng độ dài 3.200 ngày + 4 năm. Trong suốt quãng thời gian đó, “Đại bàng Nga” luôn giữ tư thế toàn thắng - cầu bại. Anh khởi đầu sự nghiệp bằng một đòn siết cổ tam giác vốn chỉ trị giá vài chục USD, và đã kết thúc sự nghiệp cũng bằng đòn siết cổ tam giác tương tự, nhưng trị giá lên đến hơn 3 triệu USD…

Cú siết cổ tam giác cuối cùng trong sự nghiệp của khabib
Cú siết cổ tam giác cuối cùng trong sự nghiệp của khabib

Ngày 13-9-2008, Khabib thượng đài MMA chuyên nghiệp lần đầu tiên trong đời. Anh đấu trong một sàn đài kiểu quyền anh hay là kick-boxing khá xoàng xĩnh ở Poltava (một thành phố nhỏ ven sông Vorskla, có dân số chưa đến 300 ngàn người), nhưng lại có một cô Ring Girl hấp dẫn mặc bikini và giơ cao biển báo hiệp đấu đi đi lại lại. Tuy vậy, Khabib cũng chẳng có thêm thời gian để kịp liếc nhìn người đẹp Ring Girl đến lần thứ 2, vì anh đã giành chiến thắng ngay trong hiệp đấu mở màn, vốn chỉ sau chưa đầy 2 phút thăm dò và thi đấu!

“Đối thủ đầu đời” của anh, võ sĩ Vusal Bayramov, đã bước vào trận đấu với ý đồ đá sập chân trụ của Khabib. Võ sĩ này liên tục ra các đòn đá thấp vào cẳng chân Khabib, với hy vọng khiến đối thủ của mình bị đau chân. Tuy vậy, sau khi để cho đối thủ tung ra khoảng 4, 5 đòn cước, Khabib đã lừa thế lao vào ôm lấy chân Bayramov và quật ngã đối thủ ra sàn đài. Rất nhanh sau đó, anh chuyển sang thế siết cổ tam giác bằng đôi chân linh hoạt của mình (đôi chân này, sau đó được Conor McGregor miêu tả ví von là “cặp chân nàng tiên cá”).

Chiến thắng đã đến với Khabib một cách rất nhanh chóng, Bayramov bị lịm đi rất mau, và trọng tài điều hành trận đấu đã phải cho trận đấu sớm kết thúc, trao chiến thắng vào tay của Khabib. Với chiến thắng này, Khabib nhận được khoảng… vài chục USD, một khoản tiền tương xứng với danh tiếng lúc bấy giờ của Khabib - “vô danh tiểu tốt”. Chắc chắn, cả “bại tướng” Bayramov lẫn một số khán giả chứng kiến trận đấu này đều không thể ngờ rằng, họ may mắn là những người đầu tiên chứng kiến cú siết cổ tam giác trứ danh của Khabib.

Cú siết cổ tam giác "khởi thủy" của Khabib hồi năm 2011

Sau cú siết cổ tam giác đầu tiên vốn chỉ trị giá "vài chục USD", phải gần 3 năm sau, Khabib mới có cú siết cổ tam giác thứ 2. Để rồi sau đó, tuyệt chiêu này trở thành 1 trong những ngón đòn tủ của Khabib, bên cạnh chiêu thức siết cổ khác bằng 2 cánh tay. Ngày 2-7-2011, Khabib đấu với Kadzhik Abadzhya ở chung kết của Union Nation Cup thuộc hệ thống ProFC. Trận đấu diễn ra ở một sàn đài tương tự như quyền Anh hay kick-boxing, nhưng hoành tráng hơn, có đèn màu lấp lánh và hàng trăm khán giả chú ý theo dõi ở Rostov-on-Don (một thành phố cảng thuộc miền Tây Nam nước Nga, dân số là 1 triệu 125 ngàn người).

Trận đấu cũng có 1 Ring Girl bận bikini khá hấp dẫn cầm biển báo hiệp đấu, đã diễn ra lâu hơn một chút so với trận đấu đầu tiên của Khabib (đó vốn là trận đấu thứ 13 trong sự nghiệp của “Đại bàng Nga”). Sau 2 lần nỗ lực bay vào ôm chân quật ngã đối thủ ra sàn đài để tấn công, đến lần thứ 3, Khabib đả thu được thành quả. Đầu tiên là pha siết cổ bẻ tay, sau đó là thế siết cổ tam giác, khiến Abadzhy phải đập tay xin thua khi hiệp 1 chỉ còn 32 giây nữa là kết thúc. Một chiến thắng hoàn toàn thuyết phục dành cho “Đại bàng Nga”.

Cú siết cổ tam giác đầu tiên sau 3 năm

Ngày 5-8-2011, cũng tại sàn đài ở Rostov-on-Don, Khabib tiếp tục đấu với Khamiz Mamedov tại sự kiện Battle on Don của ProFC. Lần đầu tiên, cờ Nga được phất lên khi Khabib bước lên sàn đài. Lúc này, anh cũng đã để râu quai nón, nhìn trưởng thành và từng trải hơn gấp nhiều lần trước đây. Trận đấu thứ 14 trong sự nghiệp của “Đại bàng Nga” cũng diễn ra với kịch bản tương tự, Khabib rất nhanh chóng áp sát nhập nội và quật đổ đối thủ xuống sàn. Dù Mamedov cố gắng dùng thế thoát ra để đứng dậy đấu tiếp, Khabib lại tung đòn ra quét chân trụ, quật đổ đối thủ thấp con nhưng đậm người xuống sàn đài thêm một lần nữa.

Sau vài cú đấm từ trên xuống khi quần thảo với đối thủ trên mặt sàn, Khabib đưa đối thủ vào thế siết cổ tam giác. Dù đã cố vùng vẫy, Mamedov vẫn không thể thoát ra và tránh để nghẹt thở ngất xỉu, võ sĩ này buộc phải đập tay xin hàng. Tính tổng cộng, Mamedov đã trụ được 3 phút 51 giây trong hiệp đấu đầu tiên. Nhưng thành tích đó lại chẳng thể tính là thành tích, còn đối với Khabib, anh đã có trận thắng thứ 3 bằng đòn siết cổ tam giác.

Cú siết cổ tam giác thứ 2 liên tiếp

Ngày 15-9-2011, Khabib đã hoàn thành cú “hattrick” siết cổ tam giác khiến đối thủ đầu hàng lần thứ 3 liên tiếp. Vadim Sandulskiy trở thành “nạn nhân tội nghiệp tiếp theo”. Lần này trận đấu diễn ra ở thành phố biển xinh đẹp Odessa nằm bên bờ Biển Đen (của Ukraine). Khabib đã thật sự nổi tiếng, anh bước ra từ lối vào mù mịt khói dưới ánh đèn lấp lánh, có điệu nhảy khá sôi động trước khi giơ 2 tay quyền chào khán giả và leo vào sàn đài. Do tiếng tăm đáng kể khi đó của Khabib, thủ tục trận ProFC / GM Fight: Ukraine Cup 3 là rlườm ra hơn rất nhiều. MC dành thời gian giới thiệu về 2 võ sĩ, đặc biệt nhấn mạnh về phía Khabib.

Mất gần 4 phút thủ tục, trong đó tính cả quãng thời gian cô nàng Ring Girl tóc vàng xinh đẹp, diện bikini giơ bảng báo hiệp 1 diễu quanh sàn đài trước khi bước ra ngoài, trận đấu mới được bắt đầu. Và gần như ngay khi vừa bắt đầu, Khabib lại lừa thế ôm chân và vật ngã đối thủ. Cách tiếp cận trận đấu không mới, nhưng rõ ràng, từ những Mamedov, rồi Sandulskiy, và mới đây nhất chính là “The Highlight” Justin Gaethje, không ai né nổi.

Sau khá nhiều thời gian chống chọi, không để cho Khabib lừa thế siết cổ tam giác, bao gồm cả việc “dẫn dắt” đối thủ đấm vào mặt mình từ trên xuống, sau 3 phút 1 giây, cái cổ của Sandulski vẫn thuận lợi rơi vào “khu tam giác tử thần” giữa 2 chân của Khabib. Thế là, lại đối thủ lại đập tay xin hàng, trọng tài lại can thiệp và báo hiệu trận đấu kết thúc, Khabib giành chiến thắng. Trận thắng thứ 3 liên tiếp bằng tuyệt chiêu siết cổ tam giác, và là trận toàn thắng thứ 15 khi đấu đài MMA. Sau trận đấu đó, Khabib đấu thêm 1 trận nữa ở Nga, trước khi bay sang nước Mỹ để chinh phạt lồng sắt bát giác của UFC, kể từ ngày 20-1-2012!

Cú siết cổ tam giác áp chót

Với trận thắng Kamal Shalorus (Iran) bằng 1 đòn thế mới, đòn siết cổ bằng 2 tay (Khabib sau đó đã thông thạo đòn thế này và áp dụng nó cho các chiến thắng “danh trấn thiên hạ” trước “Gã điên Ailen” McGregor và “Viên kim cương” Dustin Poirier), võ sĩ người Nga nhận được 10 ngàn USD tiền thưởng. Nó chẳng phải lớn lao gì so với những gì mà anh đạt được gần đây, nhưng thời đó, nó là khoản tiền giá trị hơn rất nhiều so với những ngày thi đấu ở quê nhà là nước Nga lạnh giá. Một khoản tiền lớn, và một kiểu đòn thế rất mới…

Tuy vậy, cuối cùng thì, Khabib đã đi cả 1 vòng tròn để quay về với vạch xuất phát của mình. Ngày 24-10 vừa qua, ở sự kiện UFC 254 tại “Đảo đánh đấm”, Khabib đã “quay trở về nguồn cội” bằng một cú siết cổ tam giác mà anh từng “khởi động sự nghiệp”. Sau khi đưa tuyệt chiêu cuối quay trở về ký ức của đòn thế đầu, anh cũng tuyên bố giải nghệ trong nước mắt. Cú siết cổ tam giác ấy, ngày nay đã trị giá đến hơn… 3 triệu USD. Ít ai biết, hồi 9 năm trước, nó chỉ là trò tiêu khiển được trả khoản tiền rúp trị giá vài chục USD mà thôi.

Khabib Nurmagomedov: 3.200 ngày bất khả chiến bại ở UFC, bắt đầu bằng đòn siết cổ tam giác vài chục USD và kết thúc bằng đòn siết cổ tam giác 3 triệu USD ảnh 1 Khabib chuẩn bị khóa cổ Gaethje
3.200 ngày “bất khả chiến bại” ở UFC, hay thực chất là “mưu cầu chiến thắng”. Gần 12 năm trời “thảo phạt khắp thiên hạ”, đánh từ Đông sang Tây mà vẫn là “vô địch thủ” ở MMA nói chung, Khabib đã trải qua 29 trận toàn thắng, trong đó có 13 trận thắng trong lồng sắt bát giác của UFC, có 5 chiến thắng bằng chiêu siết cổ tam giác, 3 chiến thắng bằng chiêu siết cổ bằng 2 tay, và 1 chiến thắng bằng chiêu bẻ tay Kimura. Anh kiếm tổng cộng 10 triệu USD cùng vô số sự thán phục từ giới mộ điệu, giới chuyên môn, và tất cả mọi CĐV - khán giả trên toàn thế giới.

Tin cùng chuyên mục