Vị HLV sinh năm 1976 được giới làm nghề đánh giá cao và nể trọng khi nhận lời dẫn dắt đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam thi đấu ấn tượng ở Asiad 2018, giành HCB tại SEA Games 30-2019, dù trước đó, chuỗi thành tích bết bát ở một số giải đấu trong nước lẫn quốc tế khiến các “chân dài” bóng chuyền đối diện với làn sóng chỉ trích nặng nề.
Được biết, hợp đồng làm việc giữa ông Kiệt với đội bóng đất Mỏ sẽ kéo dài ít nhất 3 năm (kèm theo thoả thuận có thể gia hạn từ 1-2 năm nữa), bắt đầu từ cuối tháng 1-2021, đồng thời nhận mức thù lao về lương, thưởng và tiền lót tay được cho là cao nhất làng bóng chuyền Việt Nam hiện tại.

Giải thích về lý do chia tay đội bóng Ngân hàng Công thương, ông Nguyễn Tuấn Kiệt nhấn mạnh rằng vẫn tôn trọng quá khứ vì đấy là nơi giúp ông tìm được cảm hứng huấn luyện, đồng thời được thoả sức phô diễn khả năng cầm quân của mình.
Tuy nhiên, do không tìm được tiếng nói chung trong nỗ lực nâng tầm hơn nữa cho đội bóng, đồng thời tình trạng “chảy máu” VĐV tài năng của CLB xảy ra liên tiếp trong 2 mùa bóng vừa qua nhưng không được lãnh đạo CLB ngăn chặn, ông Kiệt đành nói lời chia tay. Đội bóng ngân hàng sau đó đã bổ nhiệm trợ lý Phạm Thị Kim Huệ vào vị trí HLV trưởng, chuẩn bị cho mùa giải mới 2021 dự kiến sẽ khởi tranh vào trung tuần tháng 3.

Vị HLV 7X này còn một nhiệm vụ quan trọng nữa, đó là sẽ cùng Đội tuyển nữ Việt Nam chuẩn bị cho đấu trường SEA Games 31-2021 sẽ diễn ra ngay tại Việt Nam vào cuối năm nay.
Tin cùng chuyên mục

Khi huyền thoại trăn trở

VTV Bình Điền Long An đặt mục tiêu vào tốp 4 ở mùa giải 2021

Bóng chuyền chưa chốt phương án tìm chủ tịch mới

HLV Nguyễn Tuấn Kiệt: Tôi tìm đến nơi có khát vọng giống mình

Bóng chuyền nữ Vĩnh Long giải tán đội lớn, quyết làm lại từ đầu

Đội tuyển bóng chuyền nam Việt Nam tập trung chuẩn bị SEA Games 31

VTV Bình Điền Long An thay đổi để thành công

Cựu hoa khôi bóng chuyền say mê nghề thống kê kỹ thuật

Giải bóng chuyền VĐQG 2020: Trọng tài bị chỉ trích vì liên tiếp mắc sai sót?
