Cầu thủ nhập tịch hẹp ‘đất diễn’ ở LS V-League 2020

Dù sân khấu cao nhất của bóng đá Việt Nam đã dời thời điểm đăng ký danh sách thi đấu đến ngày 22-2, thế nhưng cầu thủ nhập tịch không phải là sự chọn lựa của nhiều đội bóng.

Rời Đà Nẵng, Đỗ Merlo chuyển sang khoác áo cho Thanh Hóa. Ảnh: VIẾT ĐỊNH
Rời Đà Nẵng, Đỗ Merlo chuyển sang khoác áo cho Thanh Hóa. Ảnh: VIẾT ĐỊNH

Thảm cỏ V-League có thể phân thành 4 nhóm cầu thủ, gồm: nội binh trưởng thành từ các lò đào tạo trong nước, nội binh được “ăn tập” ở nước ngoài từ nhỏ (tức Việt Kiều), ngoại binh và cầu thủ nhập tịch.

Thời điểm LS V-League 2020 chỉ còn 3 tuần nữa bóng lăn, vấn đề nội binh trong nước được các đội sớm đi vào ổn định. Trong khi Hải Phòng, HAGL đã chốt những cầu thủ Việt Kiều và chỉ còn chờ thương vụ Lee Nguyễn từ phía CLB TPHCM, thì ở mặt trận ngoại binh, nhiều CLB đang tranh thủ quỹ thời gian ngắn còn lại để “thử việc” các ông tây.   

Im hơi lặng tiếng và thậm chí không nhiều đội bóng bén mảng đến là những “ông tây” nhập tịch. Dù điều lệ giải cho phép mỗi CLB được quyền đăng ký 1 cầu thủ nhập tịch. Thế nhưng chỉ 5/14 đội V-League đăng ký cầu thủ nhập tịch theo danh sách tham dự Cúp Quốc gia 2020. 

5 cầu thủ nhập tịch đó gồm: Nguyễn Trung Đại Dương (B.Bình Dương), Đỗ Merlo (Nam Định), Hoàng Vissai (Hải Phòng), Trần Trung Hiếu (Quảng Ninh) và Hoàng Vũ Samson (Thanh Hóa).

Cầu thủ nhập tịch hẹp ‘đất diễn’ ở LS V-League 2020 ảnh 1 Nguyễn Trung Đại Dương, tân binh của Becamex Bình Dương
Lấy cột mốc 2019-2020, số lượng ngoại binh nhập tịch ngày càng giảm đi. Trước thềm mùa giải mới, sân chơi V-League chia tay 3 cầu thủ Đinh Hoàng Max, Huỳnh Kesley và Lê Văn Phú với những lý do khác nhau.

Nếu sở hữu cầu thủ nhập tịch thì không khác nào CLB có quyền sử dụng đến 4 ngoại binh, đồng thời gia cố chất thép cho đội hình. Cơ hội là thế nhưng vì sao nhiều đội bóng không còn mặn mà với “tây nhập tịch”?

Mu chốt nằm ở vấn đề tuổi tác. Lớn tuổi nên các “ông tây” mang quốc tịch Việt Nam đã qua bên sườn của sự nghiệp. Bên cạnh những cầu thủ nhập tịch phần đông đến với bóng đá Việt Nam ở thời kim tiền (2008-2015) và từng chơi bóng ở đây trong khoảng 5-10 năm, điều này đẩy họ vào thế dễ bị đối thủ bắt bài.

Ngoài ra, quy luật thời gian khiến cách chơi của “ông tây” nhập tịch không còn phù hợp với triết lý ở các đội bóng. Nhiều đội bóng dần chuyển sang lối chơi phối hợp nhỏ, ưu tiên kiểm soát bóng và tăng kỹ, chiến thuật nên không còn mặn với ngoại binh đua sức, phất bóng dài.

Chưa kể đòi hỏi cao về chế độ lương, lót tay của “tây Việt Nam” khiến các “ông chủ” phải suy nghĩ. Thêm một yếu tố không kém là thời gian dài chờ đợi xin được cấp quyền công dân Việt Nam. Cộng hưởng những yếu tố trên đã dẫn đến sự thoái trào, đào thải của các cầu thủ nhập tịch.

Tin cùng chuyên mục